Thách thức và triển vọng của kinh tế Philippines năm 2010

Mặc dù kinh tế năm 2010 khá sáng sủa, song Philippines vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thách thức, đó là giảm đói nghèo, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu gạo, tình trạng tham nhũng, tình trạng xung đột tôn giáo và ly khai ở Miền Nam Philippines, hiện tượng chảy máu chất xám.

Thứ nhất, giảm đói nghèo. Mặc dù Philippines đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhanh, tuy nhiên mức tăng trưởng đó chưa đủ mạnh để giảm nghèo đói. Tỉ lệ nghèo đói vẫn tiếp tục tăng thậm chí cả trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh (2004-2008). Theo kết quả một cuộc điều tra do nhóm nghiên cứu độc lập Social Weather Stations (SWS) công bố tháng 9 năm 2010, khoảng một nửa dân số của Philippines trong tổng số 93,8 triệu người tự coi mình là người nghèo, bất chấp nền kinh tế của nước này đang tăng trưởng mạnh mẽ. Những nhân tố làm chậm tiến trình giảm đói nghèo ở Philippines, bao gồm: 1) tỉ lệ tăng trưởng dân số cao (trung bình 2% năm thập kỷ 2000 -2010) dẫn đến tăng chi phí của các hộ gia đình và tăng nhu cầu dịch vụ cơ bản; 2) bất bình đẳng trong thu nhập vẫn tiếp tục tăng cao (20% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 5% tổng mức thu nhập quốc gia); 3) chính phủ không thể cung cấp đủ dịch vụ cơ bản nhất cho người dân sống ở vùng xa xôi, hẻo lánh; 4) sự dễ bị tổn thương của người nghèo do thảm họa thiên nhiên và những bât ổn xã hội tác động xấu tới cuộc sống của họ.

Thứ hai, giảm sự phụ thuộc vào gạo nhập khẩu là thách thức lớn của Philippines. Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và là thị trường tiêu thụ gạo đứng đầu của Việt Nam, với tỷ trọng giá trị chiếm tới gần 50% (759 triệu USD năm 2009), vượt xa so với thị trường tiêu thụ đứng thứ hai là Singapore với giá trị 108 triệu USD (chiếm tỷ trọng 7,2%). Sản lượng gạo của Philippines trong năm 2009 giảm mạnh do hàng loạt cơn bão lớn gây thiệt hại cho các vụ mùa. Năm 2010, Philippines mất 600 nghìn tấn gạo vì siêu bão Megi – là cơn bão khủng khiếp nhất ảnh hưởng đến khu vực sản xuất gạo của Philippines. Theo cơ quan thực phầm quốc gia Philippines NFA, năm 2010 Philippines nhập 2,2 triệu tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam. Dự báo năm 2011, Philippines sẽ phâi nhập 3,2 triệu tấn gạo. Mặc dù theo dự báo của Viện nghiên cứu gạo quốc tế (IRRI), Philippines có thể tự đáp ứng nhu cầu gạo trong nước vào năm 2013. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này, các điều kiện giống, phân bón, thủy lợi và những hỗ trợ của chính phủ phải được cải thiện hơn nữa.

Thứ ba, cuộc chiến chống tham nhũng. Hiện Philippines xếp hạng thứ 139 trong số 180 nước có chỉ số tham nhũng cao nhất do Cơ quan Minh bạch quốc tế đánh giá. Tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ Philippines. Tham nhũng đã cướp đi những quyền cơ bản nhất của cuộc sống người dân như chăm sóc y tế, giáo dục; ngăn cản đầu tư vào nền kinh tế. Khẩu hiệu "Nếu không có tham nhũng, sẽ không có nghèo đói" đưa ra khi nhậm chức và hành động mới nhất của đương kim Tổng thống Benigno cho thấy quyết tâm của nhà lãnh đạo Philippines trong nỗ lực cải thiện không chỉ nền kinh tế mà còn cả bộ máy công quyền của quốc đảo này. Tổng thống Benigno cam kết xem xét kỹ mọi dự án sử dụng ngân sách quốc gia để bảo đảm tiền thuế của người dân không bị những kẻ tham nhũng bỏ túi và thúc đẩy cải cách thu thuế, nâng mức từ 13% GDP lên 15% GDP trong năm 2010. Ngân sách Philippines sẽ tăng lên khoảng 6 tỷ USD nếu ngăn chặn thành công nạn tham nhũng.

Việc sa thải tới gần 1.000 quan chức ngay sau khi lên nắm quyền là quyết định không dễ dàng với bất cứ người đứng đầu quốc gia nào. Đây được xem như là "biểu hiện của sự thay đổi và niềm hy vọng", người dân Philippines đang kỳ vọng sau quyết định sa thải táo bạo, mở ra một thời kỳ lạc quan mới trên quốc đảo Philippines bởi theo họ, chủ trương tấn công mạnh mẽ tham nhũng, sẽ có nhiều lợi ích hơn hàng loạt các cải cách khác.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng việc đặt ưu tiên chống tham nhũng trên cả cải cách tài chính có thể sẽ là nguyên nhân khiến Philippines tụt lại đằng sau so với các nền kinh tế láng giềng Đông Nam Á đang tăng trưởng mạnh. Theo Frederic Neumann thuộc Ngân hàng HSBC tại Hồng Công nhận định: Các mục tiêu tăng cường sự trong sạch của chính phủ là cần thiết nhưng cũng cần có mối quan hệ tốt với các nhà làm luật. Vì vậy, cách tiếp cận của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, đó là “khôn ngoan xây dựng lòng tin của các nhà đầu tư bằng cách điều tra tham nhũng dạng cuốn chiếu, tránh ảnh hưởng đến xáo trộn chính trường”.

Thách thức thứ tư cũng khó khăn không kém là tình trạng xung đột tôn giáo và ly khai ở miền Nam Philippines. Trong xã hội Philippines bạo lực và chia rẽ, bè phái nghiêm trọng luôn là căn bệnh trầm kha đã tồn tại trong nhiều đời Tổng thống Philippines. Chính sự bất ổn ở miền Nam Philippines đã tác động đến triển vọng phát triển dài hạn và là nhân tố cản trở thu hút đầu tư nước ngòai. Vấn đề Philippines cần giải quyết là làm thế nào để chính quyền trung ương và các địa phương không còn mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi và trách nhiệm. Theo cố vấn hòa bình - bà Teresita Quintos Deles - Chính phủ Philippines sẽ nối lại các cuộc đàm phán với những nhóm du kích và ly khai Hồi giáo để mong chấm dứt tình trạng bạo lực. Theo bà, ổn định chính trị thông qua đàm phán là cách duy nhất để mang lại hòa bình cho miền Nam Philippines và Philippines có thể mời các nước Đông Nam Á làm trung gian hòa giải.

Thứ năm, ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám”. Thực trạng “chất xám bị bòn rút” khiến Philippines và các quốc gia Đông Nam Á đang lâm vào cảnh khó khăn do thiếu nhân lực, dẫn đến hoạt động bị đình trệ. Chính phủ Philippines đang đau đầu với thực trạng “chảy máu chất xám” trầm trọng khi ngày càng nhiều nhân tài và lao động trình độ cao của Philippines ra đi trước hấp lực của mức lương cao và đời sống thoải mái nơi xứ người. Vụ từ chức đồng loạt gây chấn động dư luận của 25 phi công Hãng hàng không Philippines (PAL) năm 2009 để đi theo tiếng gọi của đồng lương cao gấp 3 lần ở châu Á và Trung Đông là một minh chứng cho thấy hiện nay Philippines xuất ngoại không chỉ để làm lao động chân tay mà cả giới khoa học, kỹ sư, bác sĩ, chuyên gia công nghệ thông tin, kế toán và giáo viên. Vụ ra đi hàng lọat này buộc PAL phải hủy hàng chục chuyến bay nội địa và quốc tế. Doanh thu của hãng trong tài khóa 2010 dự kiến sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Với trình độ chuyên môn cao và lợi thế thông thạo tiếng Anh, Philippines đang trở thành đích nhắm của các công ty săn đầu người trên thế giới. Theo thống kê, năm 2009 trong số gần 330.000 lao động Philippines bỏ ra nước ngoài làm việc, 22% thuộc các ngành nghề bậc cao như kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp. Thực trạng “chất xám bị bòn rút” khiến không ít công ty và ban ngành ở Philippines lâm vào cảnh khó khăn do thiếu nhân lực, dẫn đến hoạt động bị đình trệ

Trong giai đoạn 10 năm (2000-2010), đã có 24 chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành khí tượng thuỷ văn Philippines đã ra nước ngoài làm việc. Cục Địa chất - Khoáng sản Philippines (MGB) cũng có 83 nhà khoa học địa chất có chuyên môn cao chạy sang làm việc trong các công ty tư nhân trong nước và hải ngoại trong giai đọan 2007-2010. Tình trạng này gây không ít khó khăn cho các chương trình dự báo nguy cơ động đất cũng như dò tìm khoáng sản của chính phủ. Philippines là nước thường xuyên hứng chịu thiên tai, vì vậy Philippines rất cần các chuyên gia địa chất giỏi nghề để xác định trước những khu vực có nguy cơ xảy ra thảm họa.

Một trong những nguyên nhân chính khiến Philippines không giữ chân được người tài là do chế độ lương bổng thấp. Mức lương của kỹ sư công trình dân dụng Philippines chỉ bằng 1/ 5 lần của Singapore. Cục quản lý nghiên cứu khí quyển, địa vật lý và thiên văn Philippines (Pagasa) kêu gọi chính phủ tăng trợ cấp lương và phúc lợi để ngăn chặn tình trạng chảy máu nhân tài ở trung tâm khí tượng. Chính phủ Philippines đang nghiên cứu giải pháp cải cách hệ thống lương và phúc lợi để ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám cũng như thu hút nhân tài ngoại kiều. Tuy nhiên, mức lương chỉ có thể tăng chừng mực bởi nếu không sẽ tác động đến tính cạnh tranh của các ngành nghề xuất khẩu.

Triển vọng: Năm 2010 được đánh giá là năm đầy triển vọng đối với nền kinh tế và họat động kinh doanh của Philippines. Với mức tăng trưởng cao 6,2% GDP và GNP đạt 6% -8% năm 2010, kinh tế Philippines, theo đánh giá của Cơ quan nghiên cứu kinh tế (EIU), sẽ đạt 5,6% GDP năm 2011 và 5,4% năm 2012. Trong đó, ngành dịch vụ sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất cùng với sự hỗ trợ lớn của ngành nông nghiệp và khai khoáng. Tuy nhiên, do ngành công nghiệp chế tạo của Philippines tương đối nhỏ và do sự cạnh tranh mạnh của ngành chế tạo hàng siêu bền Trung Quốc, cho nên ngành công nghiệp chế tạo của Philippines khó có thể đạt được tăng trưởng cao.

PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình (Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới)

 

(Đảng Cộng sản Việt Nam)

Tin mới hơn
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Năm nay, suy thoái sẽ trở lại châu Âu
  • Những sự kiện chao đảo tài chính TG năm 2011
  • Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới
  • Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro?
  • “Vận mệnh” kinh tế thế giới 2012 theo... phong thủy
  • Ai đang 'tống tiền' châu Âu?
  • 10 nền kinh tế sẽ thống trị thương mại thế giới năm 2050
  • Tín dụng “đen” đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • S&P cảnh báo hạ xếp hạng cao nhất của Pháp
  • Thái Lan: Lụt lớn chủ yếu do người
  • Kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng
  • Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt”
  • Trung Quốc có "cam kết bí mật" đối với Eurozone
  • Lạm phát tháng 9 tại Mỹ có thể chậm lại
Tin cũ hơn
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn